Bag om ThiỀn Tông
Tất cả ngà n kinh muôn luận của nhà Phật đã được Đức Thế Tôn tóm gọn thà nh ba điều: (Thứ nhất) Chư ác mạc tác, (Thứ hai) Chúng thiện phụng hà nh, và (thứ 3) Tự tịnh kỳ ý.
Có thể nói hai điều đầu tiên là mục tiêu chung của hầu hết các tôn giáo và các định chế xã hội tân tiến loà i người. Duy có điều thứ ba, tự tịnh kỳ ý tức tự (mình) thanh tịnh tâm (của mình), nhằm chấm dứt sự suy nghĩ miên man của ý thức, là cốt tủy của đạo Phật.
Tuy có nhiều phương pháp thực hà nh tức các pháp môn tu tập khác nhau nhưng cuối cùng đều đưa đến mục đÃch chung là trở về với bản thể tâm thanh tịch, tịch tĩnh, và vắng lặng vốn sẵn có của mình.
"Thiền Tông: Cửa Không", cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay, có thể nói là một phần của pháp tu Thiền tông, nhưng không phải tất cả thiền cửa không đều là Thiền tông. Tuy nói thiền "Cửa Không" tức không cửa để và o, nhưng vẫn bao gồm ba môn học chÃnh tức ba phép thực tập để đưa đến giải thoát của nhà Phật là Giới, Định, và Tuệ. Thực tập giới đưa tới định. Định đưa tới Tuệ tức phá được bức mà n vô minh che lấp và tiếp xúc được với thực tại, đạt tới tuệ giác nhà Phật.
"Thiền Tông: Cửa Không", Nguyên Giác viết phần lớn về thiền, ghi lại một số lời dạy của Đức Phật trong thiền pháp Thiền Tông, còn gọi là Thiền Đông Độ, hay Thiền Đạt Ma, hay Thiền Tổ Sư, và riêng tại Việt Nam còn gọi là Thiền Trúc Lâm. Ngoà i ra tác giả còn ghi lại các lời dạy của các thiền sư lỗi lạc tu theo truyền thống Theravada Nam truyền Miến điện và Thái Lan mà thiền pháp y hệt như thiền Nam Phương của ngà i Lục Tổ Huệ Năng. Như ngà i Luang Pu, một vị Thiền sư Thái Lan nổi tiếng nói rằng sau khi đọc hết kinh điển Pali Tạng Nam Truyền, ngà i thấy điểm tận cùng chân lý Đức Phật dạy là an trú trong Tánh Không. Chưa hết, tác giả cho biết trong tác phẩm "Những con đường dễ thà nh tựu Niết Bà n" gồm 31 bà i Kinh trÃch từ Tạng Pali do các nhà sư Thái Lan sưu tập, đã nhấn mạnh tầm quan trọng lời Đức Phật dạy rằng hễ thấy vô thường, tức thấy vô ngã, tức khắc nhận ra Niết Bà n.
Các bà i viết với nhiều dẫn chứng kinh để giúp trả lời các câu hỏi thường gặp của người học Phật. Tuyển tập không có tÃnh bộ phái, vì bao gồm nhiều chủ đề từ đơn giản đến phức tạp, từ thiền Nguyên Thủy, thiền Đông Độ tới thiền Nam Phương.
Vis mere